Là
một ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú
Quý, Linh Quang tự không chỉ được công nhận là di tích văn hoá quốc gia, mà
còn là nơi linh thiêng chứa nhiều câu chuyện huyền bí về tín ngưỡng nằm giữa
biển khơi!
Vào giữa
thế kỉ XVIII, một trận hoả hoạn đã thiêu rụi chùa, làm cháy hết các tượng phật
cổ bằng gỗ. Lần khuất theo năm tháng chiến tranh, nay chùa chỉ còn 7 tượng Quan
âm bằng đồng. Dấu tích của những tượng phật bị cháy vẫn còn giữ nguyên vẹn cho
đến hôm nay.
Sự tích
khai lập chùa
Theo ông
Đỗ Kim Long, 67 tuổi, trưởng ban Quản lí Khu di tích Quốc gia chùa Linh Quang,
có nhiều giả thuyết cho rằng chùa Linh Quang được thành lập từ cuối thế kỉ
XVII, đầu thế kỉ XVIII do Thiền sư Nguyễn Văn Cánh khai sáng. Đây là ngôi chùa
cổ nhất tỉnh Bình Thuận và cũng là ngôi chùa cổ có tuổi cao trên tất cả các hòn
đảo của Việt Nam .
Thuở sơ
khai, chùa Linh Quang chỉ là một tiểu am nằm trầm mặc trên đồi hoang
vắng. Chùa có 3 bộ kinh kệ với 13 tượng phật Quan âm bằng đồng; một tượng phật
Thích Ca bằng gỗ; 10 cỗ bồng bằng sứ; 10 cỗ bồng bằng sành; 19 đĩa sứ, 19
chén sứ.
Sau khi
ngôi chùa bị cháy, nhân dân trên đảo Phú Quý tỏ
lòng thành kính và đã bỏ công sức, của cải xây dựng lại chùa.
Đang
trong quá trình xây dựng, bất ngờ tại hòn Tranh, một hòn đảo nhỏ cách đảo Phú Quý chừng
2 hải lí về phía đông nam, bỗng xuất hiện một Linh thạch (tảng đá thần) cứ vào
ngày lành tháng tốt lại nổi lên, sau đó lại biến mất. Ngư dân trên đảo phát
hiện và cho rằng đó là "tảng đá thần".Sau khi Nguyễn Ánh bị quân Tây
Sơn, Nguyễn Huệ truy đuổi và thất trận đã bôn ba đến đảo Phú Quý và chọn ngôi chùa Linh Quang
làm nơi thiền ngụ. Tại đây, Nguyễn Ánh (xưng Vương là Gia Long) đã xây dựng lại
chùa khang trang và xoay hướng ngôi chùa này theo hướng "tọa chấn hướng
đoài" như trong bát quái.
Huyền
thoại linh thiêng
Các ngư
dân đã bơi thuyền sang hòn Tranh lấy đá thần về xây chùa, tạc tượng
để tôn thờ. Từ đó sự tích phật "Thiên Sanh" hình thành tại
chùa, được tồn tại và lưu truyền trên đảo cho đến hôm nay.
Trong
chùa Linh Quang hiện còn lưu giữ một chiếc "đại đồng chung"
(chuông). Chuông quý này được hoà thượng Huệ Đạo đúc tại chùa Trà Cang (Ninh
Thuận) vào năm 1795. Các họa tiết hoa văn và những dòng chữ ghi lại ấn tích
trên quả chuông cho thấy nó được đúc rất công phu.
Trong
chùa còn có một chiếc trống da, có tên là trống Bát Nhã. Thân trống là một
khúc gỗ sao tròn liền thân, đường kính rộng gần 1m mà không ghép.
Những báu vật còn lưu giữ
Trong khi
lúc đó công nghệ đúc đồng chưa hề phổ biến ở miền Trung thì việc hoà thượng Huệ
Đạo đem ra đảo tặng quả chuông này cho chùa Linh Quang là một sự
ngưỡng mộ rất lớn đối với ngôi chùa này. Dù nhỏ nhưng theo vị trụ trì, nó có
tiếng kêu vang đến mức cả làng ven biển đều nghe rõ khi đêm tĩnh lặng.
Điều đó
cho thấy sự kì công của hoà thượng Quảng Thành, người làm ra nó từ đầu thế kỉ
XVIII, công phu để lại một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho Linh Quang tự,
sau đó ông vào trụ trì ngôi chùa ở núi Tà Cú trong đất liền.