Cư dân
trên đảo Phú Quý ngày
càng đông, cộng với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định
cư làm ăn. Khi cuộc sống ổn định ngư dân các làng trên Đảo bắt đầu xây dựng
dinh, vạn để thờ Thần Nam Hải ( cá voi) vị thần phù hộ về mặt tinh thần cho
những người đi biển. Đó cũng là phong tục truyền thống tín ngưỡng của người
Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân nhân cứu mạng che chở cho họ khi đi
biển và làm ăn trên biển.
Từ thế kỷ
XVI-XVII người Việt đã di cư đến đảo
Vạn An
Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình
làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca.
Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.
Vạn An
Thạnh đã được Bộ Van Hoá Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn
hoá tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 nắm 1996.
Theo tài
liệu lưu trữ tại vạn năm Tân Sửu 1841 một con cá voi khổng lồ dạt vào biển
trước vạn An Thạnh. Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức
long trọng và tôn nghiêm. Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai
táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng
năm (ngày ông lụy) làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế
Thu. Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25m, mai táng xong 3
năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.
Gắn với
việc mai táng thờ cúng cá Voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp sống, phong
tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và là lễ
to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân
dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội
chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào
mừng.
Vạn An
Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể coi
đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá Voi. Nhờ
có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra
khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên
biển.
Đối với
triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự
tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên
biển. Vạn An Thạnh được các vua Triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong.
Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những
“tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh
đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền
với lịch sử hình thành đảo Phú Quý như
một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật
chất, tinh thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
Với bãi cát rộng và trải dài nhất so với các bãi tắm khác trên Đảo, những dải
cát trắng mịn và là một bờ Vịnh theo đúng nghĩa, lại có hướng nhìn đẹp
ra Hòn Tranh, nên nơi đây luôn là sự lựa chọn cho những dịp tụ tập vui
chơi, không hẳn là đi tắm. Nhất là khi chiều về, vào những dịp lễ tết hay những
ngày rằm trăng sáng luôn thu hút đông mọi người..., không chỉ có thế mà nơi đây
trở bãi tắm lý tưởng của Phú
Quý.
của hoà
thượng Quảng Thành, người làm ra nó từ đầu thế kỉ XVIII, công phu để lại một
tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho Linh Quang tự, sau đó ông vào trụ trì ngôi
chùa ở núi Tà Cú trong đất liền.